A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cầu thủ trẻ và nỗi lo học vấn

Trúng tuyển vào Câu lạc bộ bóng đá, các em vừa được tập luyện bóng đá, vừa học văn hoá. CLB bao cấp kinh phí nuôi dưỡng các em, chu cấp đầy đủ tư trang, sinh hoạt, ở xa thì nội trú tại CLB. Tốt quá đó chứ. Thế nhưng có một sự tồn tại mà bấy lâu nay đang bị lãng quên, đó là học vấn yếu kém của các em.

Trúng tuyển vào Câu lạc bộ bóng đá, các em vừa được tập luyện bóng đá, vừa học văn hoá. CLB bao cấp kinh phí nuôi dưỡng các em, chu cấp đầy đủ tư trang, sinh hoạt, ở xa thì nội trú tại CLB. Tốt quá đó chứ. Thế nhưng có một sự tồn tại mà bấy lâu nay đang bị lãng quên, đó là học vấn yếu kém của các em.

Xa gia đình, các em sớm đi vào môi trường tự lập ở độ tuổi măng non, tự lo liệu cuộc sống bản thân. Trong một môi trường như vậy, có thể các em được trưởng thành hơn nhưng cũng gặp nhiều trở ngại sớm va chạm với cuộc sống. Lâu nay, tại nhiều CLB chỉ tập trung đào tạo rèn luyện kỹ năng chơi bóng đá. Việc học tập văn hoá, các em tự lo liệu, CLB hầu như “khoán trắng”.

Chính vì một lúc gánh vác 2 nhiệm vụ nặng nề, nên tất yếu các em phải bị hổng thời gian và kiến thức. Nhiều bộ môn học trùng với thời gian thi đấu giải nên các CLB phải phát công văn đề nghị các nhà trường giúp đỡ cho các em nghỉ học để đi thi đấu. Khi trở về bộ môn đó coi như các em hổng kiến thức hoàn toàn bởi nhà trường không thể bố trí giảng lại môn học này, CLB thì bó tay. Thực tế là có em đã là học sinh cấp 3 mà có nhiều kiến thức phổ thông trở nên ngây thơ, thậm chí có em còn đọc, viết chưa thành thạo. Đó cũng là một cái giá phải trả của cầu thủ trẻ.

Tại khu tập thể CLB chỉ có ăn, ở là làm yên lòng phụ huynh, sức khoẻ các em có đủ dinh dưỡng. Nhưng việc sinh hoạt hằng ngày thì làm sao CLB quản sinh được tất cả. Thiếu người chỉ bảo nâng đỡ, các em hầu như tự “bơi”. Việc này nếu ở nhà, các em nhận được sự chỉ bảo của bố mẹ, ông bà... còn ở nội trú thì tự mình lo liệu lấy.

Ước mơ trở thành cầu thủ là một khát vọng chính đáng của gia đình và các em. Thế nhưng có phải em nào khi được tuyển về rồi cũng trở thành cầu thủ sống bằng nghề. May lắm chỉ có khoảng 30% trong số đó đi tiếp bằng nghề cầu thủ. Số còn lại không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn rồi cũng phải trở về học nghề khác. Chỉ có điều học vấn của các em còn nhiều lỗ hổng.

Nên chăng ngành TDTT, các CLB, ngành GDĐT và các gia đình cần có sự họp bàn, coi đây là một vấn đề cần có giải pháp khắc phục. Nếu có sự phối hợp kết hợp chặt chẽ, tôi chắc rằng sẽ khắc phục được ngay, để giảm bớt sự thiệt thòi cho các em khi bước chân vào nghiệp cầu thủ đá bóng.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 95
Hôm qua : 316
Tháng 04 : 1.920
Năm 2024 : 12.648